Thiết bị bếp công nghiệp

Trang chủ / Tin tức Bí quyết kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới bắt đầu

Bí quyết kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới bắt đầu

Bí quyết kinh doanh nhà hàng thành công cho người mới bắt đầu
   Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh nhà hàng, thì bạn phải nghiên cứu chuẩn bị kỹ các yếu tố sau đây vì nó quyết định đến sự thành công của bạn
  1.   Huy động vốn

Khi vừa bắt tay vào lập kế hoạch, rất khó để có thể đưa ra ngay câu trả lời cho câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để mở nhà hàng. Bởi vì con số này tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại thức ăn phục vụ.

Song với phần lớn những người mới tập tành kinh doanh, tài chính thường là chướng ngại vật lớn nhất khi dự định mở một nhà hàng.

Do đó, để có được những nguồn vốn đầu tiên từ ngân hàng, bạn phải lên kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mạch lạc và đầy sức thuyết phục. Ngoài ra, bạn cũng cần chỉ ra lượng khách hàng cốt lõi, chiến lược, khả năng cạnh tranh và nguồn vốn tiềm lực sẵn có để bạn có thể duy trì nhà hàng trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu.

2.       Xác định thị trường mục tiêu

Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa đã làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn, do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật. Khách hàng đang đòi hỏi ngày càng cao sự sáng tạo của đầu bếp, cung cấp nhiều món ăn mới lạ như món ăn kết hợp nét văn hóa ẩm thực giữa món Á và món Âu. Các nhà hàng sẽ được xây dựng mang tính chủ đề rõ nét như nhà hàng Việt Nam, Ý, Pháp, Trung Hoa,…

nhà hàng nổi tiếng

         Khách hàng hiện nay xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Tuy      nhiên, không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, cho nên hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt, đó cũng đã là thành công.

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…). Căn cứ vào phân khúc khách hàng tiềm năng mà bạn chọn phục vụ, bạn cần tiếp tục tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng để có cách thức kinh doanh phù hợp.

3.       Chọn địa điểm đặt nhà hàng

Tuỳ thuộc vào tài chính của và loại hình nhà hàng mà bạn lựa chọn để có hướng tìm địa điểm phù hợp.

Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn và cũng chiếm khá nhiều chi phí hàng tháng về sau. Do vậy bạn cũng cần biết rằng “tiền nào của đó”. Vị trí đẹp, phố lớn thì chi phí cao. Quy mô rộng, trung tâm cũng không rẻ. Tuy nhiên, điều quan trong nhất là “địa lợi” cũng phải hợp với mô hình nhà hàng gì.

Nếu khách hàng không thể tìm ra nhà hàng của bạn hoặc họ quá ngại để bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức để đến được nhà hàng của bạn thì mọi sự hoàn hảo của đồ ăn hay sự phục vụ đều vô nghĩa.

4.       Ký hợp đồng thuê địa điểm mở nhà hàng

Hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm. Nếu ký hợp đồng dài hạn hơn, bạn có thể dễ rơi vào tình trạng phải gặp luật sư hay đứng trước pháp luật cùng chủ nhà nếu nhà hàng của bạn làm ăn không thuận lợi và không thể trả tiếp tiền thuê nhà. Ngoài ra thời gian 1 đến 2 năm sẽ đảm bảo hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó nữa bởi thấy nó không phù hợp, tránh trường hợp dù không thuê nữa, nhưng vì hợp đồng nên phải trả tiền thuê mặt bằng.

5.       Đặt tên gì cho nhà hàng

Tên nhà hàng đóng một vị trí rất quạn trọng trên sự phát triển nhà hàng của bạn. Nó tạo nên thương hiệu cho nhà hàng của bạn.
nhà hàng nổi tiếng

Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng.

6.       Bố trí không gian và thiết kế nội thất nhà hàng

Thiết kế là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Bạn cần thiết kế hợp lý cho khu chế biến, khu bếp, khu trữ hàng, khu văn phòng và khu dành cho khách. Thông thường, khu dành cho khách ăn chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu chế biến và nấu nướng, phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng. Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng.

nhà hàng đẹp

Hãy luôn nhớ rằng, thống kê cho thấy 40 – 50% khách hàng tới theo đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên để bố trí không gian cho phù hợp. Để đáp ứng từng nhóm khách khác nhau, hãy dùng bàn cho 2 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành bàn rộng hơn. Cách này giúp bạn linh hoạt hơn trong việc phục vụ từng nhóm khách hàng khác nhau.

Thiết kế nội thất cho nhà hàng cũng cần phải lập kế hoạch chi tiết rõ ràng. Về loại bếp, tùy thuộc vào tài chính cũng như những món ăn trong menu nhà hàng của mình mà chọn kiểu bếp âu hay bếp á…Loại bếp cũng góp phần tạo nên hương vị món ngon cho nhà hàng của bạn. Thiết bị sơ chế cần mua những loại máy sơ chế nào thì tùy thuộc vào nguyên liệu mà chọn mua thiết bị sơ chế phù hợp. Thiết bị làm lạnh cũng không thể thiếu cho nhà hàng của bạn giúp bạn bảo quản thức ăn cũng như nguyên liệu được tươi ngon. Và nếu nhà hàng bạn kinh doanh quán cơm thì một tủ nấu cơm công nghiệp cũng thật cần thiết giúp việc nấu cơm trở nên ngon hơn, nhanh hơn, tiết kiệm chi phí.  Một thiết bị được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng hiện nay là máy rửa bát công nghiệp vừa giảm lượng thuê nhân công, tiết kiệm chi phí, giúp việc rửa bát trở nên nhanh và sạch hơn. Khi bắt đầu vào kinh doanh nhà hàng có rất nhiều thứ chúng ta còn băn khăn chưa biết như nên mua những thiết bị nào, mua ở đâu, giá cả ra sao,…HORECA Thăng Long tự hào là thương hiệu cung cấp các thiết bị cho nhà hàng, khách sạn uy tín, chất lượng. Mời bạn ghé thăm bepinox.com để lựa chọn các thiết bị cho nhà hàng của mình. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn sản phẩm phù hợp, chất lượng tốt với giá cả phải chăng.
7.       Lên thực đơn và định giá các món ăn

Thực đơn là danh sách các món ăn hay đồ uống mà nhà hàng của bạn hiện có, tuy nhiên đừng để nó quá dài dễ khiến cho khách hàng thêm rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục, cố gắng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn nhất nhưng với thực đơn ngắn gọn nhất.
món ăn ngon

 Công thức định giá chung cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm bạn thực sự tạo nên (bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn).

8.       Nhượng quyền thương hiệu hay tự tạo ra thương hiệu riêng?

Nhà hàng nhượng quyền thương hiệu có điểm tốt cũng có điểm xấu. Một nhà hàng nhượng quyền thương hiệu sẽ có được một nền tảng rất tốt với thương hiệu đã được phát triển từ lâu cùng với những chiến dịch marketing, quảng cáo ăn theo thương hiệu gốc. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một cuộc trao đổi, bởi bạn phải trả tiền cho mọi lợi ích đó.

 Trong một vài trường hợp bạn phải trả rất nhiều tiền để có thể nhượng quyền thương hiệu. Một vài chuỗi thương hiệu nổi tiếng đòi hỏi chi nhánh được nhượng quyền cần có hàng chục tỷ đồng. Do đó nếu bạn bạn đang có trong tay số tiền tương đương thì hãy cân nhắc thiệt hơn giữa hai loại hình kinh doanh này để chọn ra loại hình phù hợp nhất.

9.       Marketing và quảng bá nhà hàng

Dù bạn áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng không nên quên phương pháp marketing truyền miệng bởi theo nghiên cứu, đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

Một khi đã có ý định quảng cáo cho nhà hàng mình, bạn phải chú ý tới thông điệp mà bạn định chuyển tải tới khách hàng. Thông điệp của bạn có thể tập trung vào một điểm khác biệt nào đó so với các đối thủ cạnh tranh.

Khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn nên có kế hoạch thay đổi chiến lược quảng cáo tiếp thị theo từng giai đoạn để đảm bảo luôn duy trì được sự tươi mới và thu hút lôi kéo được thêm lượng khách hàng mới bên cạnh lượng khách hàng “ruột”.

thì ạn ần phải chuẩn bị kỹ 10 yếu tố sau đây, bởi nó thật sự cần thiết và quyết định đến

Nhận xét đánh giá