

- 13 Tháng 8, 2021
- 0 Bình luận
253 lượt xem
Cách làm bánh nướng truyền thống cho Tết trung thu
Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Hoa, nhưng đã từ rất lâu rồi, Tết Trung thu trở thành 1 trong những nét đẹp cổ truyền của người Việt Nam. Nhắc đến Trung thu thì không thể thiếu tách trà và cặp bánh nướng bánh dẻo.
Giữa vô vàn sự cách điệu về hương vị và kiểu dáng, nhưng bánh nướng truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu trong các mâm cỗ Trung thu bởi hương vị rất riêng của nó. Đó là sự hòa quyện của các loại mứt, hạt khô, lá chanh, mỡ đường và lạp xưởng.
Cách làm lại không khó và cầu kỳ như nhiều loại bánh trung thu hiện đại khác. Tự làm những chiếc bánh nướng sẽ giúp mùa Trung thu trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết cách làm bánh nướng nhân thập cẩm dưới đây nhé.
Nguyên Liệu
Nguyên liệu làm vỏ bánh
- 320 g bột mì số 13
- 200 g nước đường bánh nướng
- 30 g dầu hướng dương
- 10 g bơ lạc (bơ đậu phộng)
- 10 g lòng đỏ trứng gà
- 10 g bột sư tử
Nguyên liệu làm nhân bánh
- 60 g hạt bí
- 60 g hạt dưa
- 100 g hạt điều hoặc hạt hạnh nhân
- 100 g vừng trắng
- 100 g mứt bí
- 60 g mứt sen
- 20 g mứt vỏ chanh
- 100 g thịt xá xíu
- 100 g mỡ đường
- 100 g lạp xưởng
- 1/4 gói ngũ vị hương
- 30 g lá chanh thái sợi
Nguyên liệu kết dính nhân
- 80 g bột bánh dẻo (bột gạo nếp rang)
- 20 ml dầu mè
- 35 ml rượu mai quế lộ
- 135 ml nước
- 135 g đường
- 30 g gừng thái nhỏ
Nguyên liệu hỗn hợp quét mặt bánh
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1/2 lòng trắng trứng gà
- 1 thìa cơm sữa tươi không đường
- 1/2 thìa cơm dầu mè
- 1/3 thìa cơm hắc xì dầu
Dụng Cụ
-
Khuôn bánh nướng 85 g
-
Âu trộn
-
Thìa trộn
-
Chổi lông mịn quét mặt bánh
Cách làm bánh nướng
Bước 1: Vỏ Bánh
Đầu tiên, bạn trộn nước đường, dầu hướng dương, bơ lạc và lòng đỏ trứng trong 1 âu cho đến khi tất cả hòa quyện.
Ở 1 âu khác, bạn trộn đều 200 g bột mì với bột sư tử. Sau đó, bạn cho hỗn hợp ướt ở trên vào trộn đều. Bạn thêm tiếp 50 g vào trộn, lúc này hỗn hợp đã rất đặc nặng và sẽ xuất hiện những chỗ bột khô ướt không đều. Bạn nên dùng găng tay để trộn cho dễ và hỗn hợp nhanh đều hơn. Lưu ý, bạn chỉ bóp bột chứ không nhồi bột.
Bạn tiếp tục thêm 50 g bột vào trộn. Với 20 g bột còn lại, bạn dùng để gia giảm bột tuỳ vào nước đường đặc hay loãng. Bạn thêm từ từ cho đến khi hỗn hợp bột mịn, gần như không dính tay thì dừng lại.
Tiếp đó, bạn bọc kín phần vỏ bánh này và ủ 30 phút trước khi vê nhân và đóng bánh.
Bước 2: Công Thức Bánh Nướng – Chuẩn bị nhân bánh
Trong thời gian chờ ủ vỏ bánh, bạn tiến hành rang các loại hạt cho đến chín vàng, giòn và thơm. Bạn hòa tan nước với đường rồi đun sôi, sau đó cho gừng thái nhỏ vào, đun thêm 3 phút thì tắt bếp và để nguội.
Sau đó, bạn thái hạt lựu hoặc đập vụn hạt điều, các loại mứt. Bạn cho lạp xưởng vào lò vi sóng quay khoảng 15-20 giây rồi thái nhỏ.
Tiếp theo, bạn trộn tất cả các nguyên liệu ở phần nhân bánh lại với nhau, rồi thêm bột bánh dẻo, dầu mè, rượu mai quế lộ trộn cho đều.
Tiếp đó, thêm từ từ nước đường gừng thành nhiều lần rồi trộn đều. Khi bột bánh dẻo gặp nước sẽ nở ra tạo độ kết dính, giúp cho các nguyên liệu dính lại nhau dễ dàng hơn.
Khi trộn nhân, bạn nên cảm nhận độ ẩm của nhân. Bạn có thể dùng tay nắm thử nhân thành 1 nắm tròn, nếu các nguyên liệu kết dính không rời nhau thì phần nhân đã đạt. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải dùng hết chỗ nước đường gừng nếu nhân kết dính tốt.
Trong quá trình trộn nhân, bạn có thể gia giảm thêm đường cho hợp khẩu vị. Nếu thấy nhân quá khô, bạn có thể thêm từng thìa cà phê nước. Nếu nhân chưa đủ độ kết dính thì bạn thêm bột bánh dẻo. Bạn không nên sử dụng bột khác như bột ngô hay bột mì thay thế bột bánh dẻo.
Sau khi trộn nhân xong, bạn chia nhân thành các phần bằng nhau theo tỉ lệ 2 nhân 1 vỏ phù hợp với trọng lượng khuôn.
Với công thức bánh nướng này, mình sử dụng khuôn 85g, vì vậy mình chia nhân thành các phần có trọng lượng từ 50-55g. Sau đó, bạn vo tròn nhân lại để đóng bánh luôn. Vì nhân thập cẩm chứa nhiều hạt nên bạn cần dùng ngay để tránh các hạt bị ỉu.
Bước 3: Cách Làm Bánh Nướng – Nặn bánh
Đầu tiên, bạn chia bột thành các phần bằng nhau có trọng lượng khoảng 30-35 g. Bạn nên sử dụng màng bọc để bọc các phần bột lại hoặc để vào nơi kín trong quá trình đóng bánh để tránh bột bị khô.
Tiếp theo, bạn vê bột thành hình tròn. Nếu bạn là người mới bắt đầu hoặc cảm thấy bột hơi dính thì có thể xoa 1 lớp bột áo vào tay trước khi vê bột. Lớp bột áo sẽ giúp cho việc cán bột dễ dàng hơn.
Sau đó, bạn dùng cây cán bột cán khối bột thành hình tròn, với phần mép dày hơn phần giữa. Bạn nên cán nhẹ nhàng và không nên cán quá rộng, sẽ làm cho vỏ khó ôm sát vào nhân. Phần vỏ được cán chỉ nên vừa đủ bao 2/3 phần nhân, sau đó bạn miết từ từ phần vỏ thì sẽ bao hết phần nhân còn lại.
Bạn đặt viên nhân vào giữa miếng vỏ vừa cán, nhẹ nhàng miết vỏ từ dưới lên để vỏ ôm sát vào nhân. Tiếp đó, miết phần mép vỏ lên để các mép dính vào nhau. Nếu thấy có phần vỏ phồng lên, tức là có không khí giữa vỏ và nhân thì dùng tăm chọc nhẹ để phần khí đó thoát ra và nhẹ nhàng miết kín lại.
Bạn làm tương tự cho đến khi hết các phần nhân và dùng màng bọc để phủ lên, tránh cho bánh bị khô.
Bước 4: Cách Làm Bánh Nướng – Đóng bánh
Trước khi đóng bánh, bạn bật lò nướng ở 200 °C để làm nóng trong 15-20 phút. Bạn chuẩn bị khay nướng có lót giấy nến. Bạn không nên dùng khay đen đi kèm lò, vì dễ làm cháy đế bánh.
Tiếp theo, bạn dùng chổi quét 1 lớp dầu thật mỏng, hoặc phủ 1 lớp mỏng bột vào thành khuôn. Sau đó, bạn cho viên bánh vào khuôn, ấn nhẹ nhàng và dàn đều bánh rồi lấy bánh ra. Bạn có thể dùng tăm chọc vài lỗ nhỏ ở đế bánh, để khi nướng, khí bên trong sẽ dễ dàng thoát ra, giúp nhân và vỏ bánh không có khoảng trống sau khi nướng.
Nếu dùng khuôn lò xo, bạn cần phải giữ chắc khuôn và ép mạnh tay, dứt khoát thì bánh sau khi đóng sẽ dễ lấy ra hơn mà vẫn giữ được hình dáng và độ sắc nét.
Bước 5: Nướng bánh
Cuối cùng, bạn đem nướng bánh ở chế độ 2 lửa.
Bạn nướng lần 1 trong 15 phút ở 200 °C. Trong thời gian chờ bánh chín, bạn hòa tan hỗn hợp quét mặt rồi lọc qua rây cho mịn. Khi bánh có màu trắng đục, mặt bánh hơi xém vàng thì bạn bỏ ra khỏi lò, chờ bánh khoảng 10-15 phút, rồi quét 1 lớp mỏng hỗn hợp trứng lên mặt và thành bánh bằng chổi mềm.
Sau đó, bạn đem nướng lần 2 trong 10 phút ở 200 °C. Bạn chờ bánh nguội rồi tiếp tục quét 1 lớp mỏng hỗn hợp quét mặt. Cuối cùng, bạn nướng lần 3 tương tự như lần 2.
Bạn chú ý, không được quét quá nhiều hỗn hợp trứng hay quét chỗ mỏng chỗ dày vì sẽ làm đọng trứng và mất nét bánh.
Nhiệt và thời gian nướng có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước lò và khối lượng bánh. Vì vậy, bạn cần linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ và thời gian cho phù hợp.
Bước 6: Cách Làm Bánh Nướng – Hoàn thành
Bánh mới nướng xong vỏ còn cứng, bạn hãy để ra giá cho nguội hoàn toàn. Sau đó, bạn đóng gói kèm túi hút ẩm, khoảng 2-3 ngày sau, đường xuống màu, dầu từ nhân bánh thấm ra ngoài sẽ giúp vỏ bánh có màu nâu sậm, bóng và mềm.
Vì bánh handmade không có chất bảo quản nên bạn có thể để bên ngoài trong 3-4 ngày và 1 tuần trong tủ lạnh. Tốt nhất là bạn nên sử dụng trong 3-4 ngày sau khi nướng, vì đây là thời gian bánh xuống dầu ở độ hoàn hảo và có hương vị thơm ngon nhất.
Thành phẩm thu được là những chiếc bánh nướng vàng ươm. Nếu nhâm nhi cùng tách trà thì sẽ giúp cân bằng vị đậm đà của miếng bánh vừa tan trong miệng.
Chúc các bạn thành công với công thức bánh nướng cổ truyền này để mùa trăng sắp tới thêm ấm áp và ý nghĩa nhé!
Nguồn: sưu tầm
P/s: Bạn cần mua lò nướng bánh trung thu mời bạn tham khảo 2 model:
Lò nướng đối lưu 4 khay Lamaca
Về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò nướng đối lưu không khác lò nướng thông thường, nhiệt độ điều chỉnh thường từ 50-300℃, điện năng xuất hiện sẽ đốt nóng nhiệt và làm nóng mọi thứ trong khoang lò qua đó làm chín thức ăn.
Sự khác biệt rõ nét nhất là Lò nướng đối lưu có chế độ phun ẩm mà lò nướng thông thường không có.
Lò nướng đối lưu / Convection Oven – Giá bán: 10,560,000 đ
– Chuyên dụng cho / Applicable Industries: Hotels, Restaurant, Food Shop
– Nhãn hiệu: Lamaca
– Model: CVOL-04A
– Công suất chứa: 4 khay kích thước: 4 x 454 x 327 mm
– Điện áp : 220V~230V/ 50Hz/ 1ph
– Công suất điện/ Power (W): 2 + 2,2KW
– Trọng lượng / Weight: 40kg
– Kích thước / Dimension (L*W*H): 595x530x570mm
– Nhiệt độ điều chỉnh : Temperature: 50-300℃
– Vỏ lò nướng đối lưu công nghiệp lamaca làm bằng INOX sang trọng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bảo hành chính hãng 12 tháng
– Sản phẩm được lắp ráp tại Việt Nam
2. Lò nướng 4 khay UNOX – nhập khẩu từ Italy
Lò nướng bánh công nghiệp Unox XF023 là thiết bị chuyên nghiệp để nướng các loại bánh như bánh Pizza, bánh trung thu, bánh Âu, bánh mì…
Ưu điểm của lò nướng bánh công nghiệp Unox là cho ra form bánh đẹp, nhiều lớp, mặt bánh vàng đều, không bị cháy khét.
Sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ Ý, thiết kế đẹp, lại có khả năng hâm nóng bánh nhanh, không làm khô bánh nên rất thích hợp để ở các quầy cafe, quầy pha chế phục vụ khách hàng.
Ngoài ra, lò nướng công nghiệp Unox còn sử dụng để nướng các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản nhờ vào các đặc tính sau:
– Nhiệt độ nướng 30oC – 260oC
Lò nướng Unox Linemicro
- Model: XV023 – giá bán từ 19,800,000 đ
- Kích thước: 600x587x472mm
- Công suất: 4 khay 460×330
- Khoảng cách giữa các khay: 75mm
- Điện áp: 220V-1N/400V-3N/3kW
- Kích thước: 750 x 773 x 772 mm
- Trọng lượng: 22kg
Thăng Long Horeca nhập khẩu & phân phối trực tiếp lò nướng UNOX tại thị trường Việt Nam. Bạn quan tâm tới các loại lò nướng UNOX xem tại www.lonuongunox.com
Quý khách hàng an tâm khi mua hàng từ Horeca Thăng Long
- Tất cả các sản phẩm/ thiết bị được bảo hành chính hãng lên tới 12 tháng và hỗ trợ bảo trì bảo dưỡng 18 tháng
- Hàng nhập có CO, CQ đầy đủ
- Hàng luôn có sẵn tại Showroom công ty
- Kho phụ kiện luôn có sẵn
- Đội ngũ kỹ thuật có nghề.
Chúc các bạn may mắn !